Hình thức, phương thức chuyển giao công nghệ cần biết

Chuyển giao công nghệ là chủ đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong thời gian gần đây. Đây là hình thức đẩy mạnh chuyển giao các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong lãnh thổ Việt Nam hay từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài. Vậy chuyển giao công nghệ là gì, chuyển giao công nghệ được thực hiện dưới các hình thức, phương thức nào? Cùng SAMORI tìm hiểu trong bài viết này.

Khái niệm chuyển giao công nghệ

Là hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu hay quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao sang bên nhận. Chuyển giao công nghệ được phân thành 3 loại hình là:

  • Chuyển giao trong nước: công nghệ được chuyển giao trong lãnh thổ Việt Nam.
  • Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là hình thức tiếp nhận công nghệ từ các nước khác vào lãnh thổ Việt Nam.
  • Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là hình thức chuyển giao công nghệ từ Việt Nam sang các quốc gia khác.
Chuyển giao công nghệ sản xuất thực phẩm ở Việt Nam
Chuyển giao công nghệ sản xuất thực phẩm ở Việt Nam

Các hình thức chuyển giao công nghệ

Dựa theo điều 5 của Luật chuyển giao công nghệ 2018, quyền chuyển giao công nghệ được thực hiện dưới các hình thức sau:

  1. Chuyển giao công nghệ độc lập
  2. Những trường hợp cần chuyển giao:
  • Các dự án đầu tư
  • Góp vốn bằng công nghệ
  • Nhượng quyền đầu tư
  • Chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ
  • Mua, bán các máy móc, thiết bị quy định theo điểm d khoản 1 điều 4 của Luật chuyển giao công nghệ 2017.
  1. Chuyển giao bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Thaco chuyển giao công nghệ sản xuất xe bus Thaco cho đối tác
Thaco chuyển giao công nghệ sản xuất xe bus Thaco cho đối tác

Các phương thức chuyển giao tiêu biểu

Chuyển nhượng quyền sở hữu hay quyền sử dụng từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận được gọi là chuyển giao công nghệ.

Theo điều 6 của Luật chuyển giao công nghệ 2017, được thực hiện theo những phương thức dưới đây:

– Chuyển giao các tài liệu về công nghệ.

– Trong thời gian thoải thuận, đào tạo để bên nhận công nghệ có thể nắm vững và làm chủ được công nghệ.

– Cử các chuyên gia sang bên nhận công nghệ để tư vấn kỹ thuật, ứng dụng và vận hành công nghệ vào sản xuất đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm theo đúng tiến độ đã thỏa thuận.

– Chuyển giao các máy móc, thiết bị đồng thời kèm theo một trong các công nghệ dưới đây:

  • Các bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ
  • Các phương án, quy trình công nghệ
  • Thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật
  • Công thức, phần mềm máy tính, các thông tin dữ liệu
  • Các giải pháp giúp hợp lý hóa sản xuất hay đổi mới công nghệ

Ngoài ra, bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao có thể tự thỏa thuận thêm các phương thức phù hợp với điều kiện của cả hai bên.

Lễ chuyển giao được thực hiện tại SAMORI
Lễ chuyển giao được thực hiện tại SAMORI

Các mặt hàng, dịch vụ chủ yếu cần chuyển giao công nghệ

Công nghệ được chuyển giao là các mặt hàng, dịch vụ được liệt kê dưới đây:

– Các bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ là các thông tin được tích lũy hay khám phá ra qua quá trình nghiên cứu, sản xuất của bên chuyển giao. Các bí quyết này quyết định đến khả năng cạnh tranh của công nghệ và sản phẩm công nghệ được chuyển giao.

– Các phương án, quy trình công nghệ

– Giải pháp, thông số, bản vẽ hay sơ đồ kỹ thuật

– Công thức, phần mềm máy tính, các thông tin dữ liệu

– Các phương án đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, có thể gắn hoặc không gắn với sở hữu công nghiệp.

– Các máy móc, thiết bị đi kèm được pháp luật quy định

Trong trường hợp chuyển giao quyền sở hữu phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Cần xem xét đối tượng được chuyển nhượng có được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay không. Nếu đối tượng nằm trong bảo hộ sở hữu trí tuệ, cần phải thực hiện cả chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ của đối tượng đó.

Xem thêm: GIÁ MÁY ĐÓNG GÓI TỰ ĐỘNG LÀ BAO NHIÊU

– Khuyến khích chuyển giao các công nghệ cao, tiên tiến đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Tạo ra sản phẩm mới có tính hiện địa cao
  • Công nghệ giúp tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới
  • Các công nghệ giúp tiết kiệm năng lượng, sử dụng các nguồn năng lượng mới hay năng lượng tái tạo được, các sản phẩm sản xuất sạch, thân thiện với môi trường.
Hệ thống máy móc tại Samori sử dụng công nghệ độc quyền
Hệ thống máy móc tại Samori sử dụng công nghệ độc quyền

– Cấm tuyệt đối việc chuyển giao các đối tượng công nghệ sau:

  • Các công nghệ không đáp ứng các quy định an toàn, vệ sinh lao động của pháp luật. Công nghệ không đảm bảo sức khỏe con người, không bảo vệ môi trường.
  • Các công nghệ có thể gây ảnh hưởng xấu đến việc phát triển kinh tế, xã hội, gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh, an toàn xã hội.
  • Các công nghệ không được chuyển giao được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
  • Các công nghệ nằm trong Danh mục bí mật của nhà nước.

Pháp luật Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ, phát triển khoa học, nâng cao trình độ, tiềm lực công nghệ quốc gia. Qua những thông tin trên đây, hy vọng SAMORI đã giúp bạn hiểu thêm một phần về lĩnh vực này. Cần thêm thông tin hoặc để được tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua những thông tin dưới đây.

Tham khảo thêm: Máy đóng gói

Samori chuyên cung cấp và phân phối máy đóng gói tự động chính hãng. máy đóng gói tự động dạng lỏng, máy đóng gói túi lớn, máy đóng gói sachet,…. Samori chuyên cung cấp máy đóng gói số 1 Tại Việt Nam

CÔNG TY CP CHẾ TẠO MÁY & TỰ ĐỘNG HÓA SÀI GÒN (SAMORI)

  • Địa chỉ: 109 Hà Duy Phiên, Bình Mỹ, Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0911.261.261
  • Email: samori.info@gmail.com

Trả lời