Setup nhà máy sản xuất là công việc khó khăn, phức tạp, trải qua nhiều công đoạn. Việc setup nhà máy tiêu tốn không ít thời gian và công sức. Bạn đang có nhu cầu setup nhà máy nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Cùng SAMORI tìm hiểu các bước thành lập nhà máy sản xuất trong bài viết này.
Các bức setup nhà máy sản xuất
Tìm kiếm địa chỉ phù hợp để xây dựng nhà máy sản xuất
Tùy vào quy mô, tính chất, đặc điểm của ngành nghề sản xuất mà bạn lựa chọn phương thức phù hợp
- Lựa chọn thuê cơ sở vật chất vật chất, nhà máy đã được xây dựng sẵn trước đó từ các công ty chuyên cho thuê cơ sở hạ tầng. Đây là phương án phù hợp với việc thành lập nhà máy đóng gói có diện tích dưới 8 hecta.
- Lựa chọn thuê đất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc khu kinh tế hay các khu công nghệ cao. Đây là phương án phù hợp với việc xây dựng nhà máy có diện tích từ 8 hecta trở lên, thời hạn thuê thường từ 40 – 50 năm.
- Lựa chọn thuê đất trực tiếp từ nhà nước. Đây là phương án phù hợp với các nhà đầu tư có nhu cầu thuê đất lâu dài, trên 40 – 50 năm, diện tích nhà máy lớn. Tuy nhiên, việc lựa chọn thuê đất từ nhà nước mất rất nhiều thời gian và chi phí để đạt được các phê duyêt về kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất.
Lên kế hoặc sản xuất, kế hoạch lắp đặt các loại máy móc cần thiết bên trong nhà xưởng để phục vụ sản xuất
Sau khi chọn lựa địa điểm xây dựng nhà máy, bạn cần lên kế hoặc chi tiết và lắp đặt các loại máy cần có để phục vụ quy trình sản xuất, sơ đồ bố trí máy phù hợp giúp các bộ phận sản xuất được thuận tiện, linh hoạt, lên sơ đồ đi dây hệ thống điện nước, lắp đặt trang thiết bị.
Xem thêm: GIÁ MÁY ĐÓNG GÓI TỰ ĐỘNG LÀ BAO NHIÊU
Hoàn thành việc xin giấy phép và các giấy tờ liên quan
Bạn cần hoàn tất các giấy tờ, thủ tục về đăng ký thành lập nhà máy sản xuất, hồ sơ thuế, con dấu, hóa đơn, chữ ký,…
Kế hoặc lắp đặt hệ thống máy móc khi setup nhà xưởng
Để hoàn thành việc setup nhà máy sản xuất, bạn cần lắp đặt hệ thống máy móc cho nhà máy. Để quá trình sản xuất, đóng gói sản phẩm được nhanh gọn, các nhà máy sản xuất thường lựa chọn lắp đặt dây chuyền sản xuất tự động.
Xem thêm: Các phương pháp đại tu máy đóng gói giúp máy hoạt động ổn đình
Trong dây chuyền sản xuất có các trạm máy, mỗi máy trạm trong dây chuyền đảm nhận một nhiệm vụ cụ thể, sản phẩm được xử lý lần lượt theo từng bước khi nó di chuyển dọc trên dây chuyền theo trình tự được lập trình trước đó.
Với dây chuyền sản xuất tự động, không cần đến sự tham gia trực tiếp của các công nhân trong tất cả các quá trình của sản xuất. Tất cả đều được thực hiện bởi các máy móc, robot tự động. Dưới đây là các loại máy trạm không thể thiếu trong dây chuyền đóng gói sản phẩm tự động
- Máy cấp và mở thùng carton tự động
Máy được lắp đặt ở đầu dây chuyền đóng gói đảm nhận nhiệm vụ cấp thùng carton tự động, dán đáy dưới thùng và chuyển thùng lên dây chuyền.
- Máy gắp sản phẩm tự động
Máy đảm nhận việc gắp sản phẩm tự động vào các thùng carton đã được mở sẳn trên dây chuyền
- Máy dán thùng 2 mặt
Sau khi sản phẩm được cho vào thùng carton, thùng sẽ được di chuyển trên dây chuyền và chuyển đến vị trí của máy dán thùng cố định. Máy sẽ thực hiện đóng gói, dán băng keo lên thùng một cách nhanh chóng, chắc chắn. Máy có khả năng dán 2 mặt của thùng carton cùng lúc.
- Máy đóng đai tự động
Thùng carton sau khi được dán cố định 2 mặt sẽ được di chuyển tiếp tục trên băng chuyền đến vị trí của máy đóng đai tự động. Máy đóng đai có thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với nhiều kích thước thùng carton khác nhau.
Máy thực hiện việc đóng đai các thùng carton hoặc sản phẩm một cách dễ dàng, chính xác. Dây đai nhựa siết chặt thùng carton đều, đẹp, chắc chắn.
- Máy cấp pallet tự động
Máy được thiết kế nhằm mục đích cung cấp pallet cho quá trình sản xuất, vận chuyển tự động, thay thế công nhân, giảm các chi phí vận hành dây chuyền, giúp lưu trữ và kiểm soát sản phẩm được dễ dàng hơn. Chiều cao chồng pallet có thể lên tới 1m, giúp giảm tối đa số lần di chuyển của xe nâng.
- Máy quấn màng pallet tự động
Các thùng carton sau khi được đóng pallet sẽ tiếp tục chuyển đến máy quấn màng pallet tự động. Máy sử dụng màng co PE để quấn quanh hàng hóa với tốc độ có thể điều chỉnh được. Mục đích quấn màng PE là giúp hàng hóa tránh các tác động từ môi trường như ẩm ướt, côn trùng phá hoại, bụi bẩn,…
Ngoài ra, việc quấn màng PE giúp bảo quản và di chuyển sản phẩm được dễ dàng hơn. Máy được trang bị mắt từ cảm biến giúp xác định chiều cao sản phẩm để quấn màng tự động. Số vòng màng co quấn Pallet có thể thay đổi được qua các thao tác điều chỉnh.
Trên đây là các máy móc không thể thiếu việc setup nhà máy sản xuất và quy trình sản xuất, đóng gói tự động. Mỗi máy đảm nhận một nhiệm vụ cụ thể, phối hợp với nhau nhịp nhàng giúp quá trình đóng gói sản phẩm được nhanh chóng, chắc chắn.
Qua bài viết này, hy vọng giúp bạn hiểu thêm về cách thức hoạt động và các loại máy móc cần có trong dây chuyền đóng gói sản phẩm. Cần tư vấn thêm bất kỳ thông tin gì vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua thông tin dưới đây.
Tham khảo thêm: Máy đóng gói
Samori chuyên cung cấp và phân phối máy đóng gói tự động chính hãng. máy đóng gói tự động dạng lỏng, máy đóng gói túi lớn, máy đóng gói sachet,…. Samori chuyên cung cấp máy đóng gói số 1 Tại Việt Nam
CÔNG TY CP CHẾ TẠO MÁY & TỰ ĐỘNG HÓA SÀI GÒN (SAMORI)
- Địa chỉ: 109 Hà Duy Phiên, Bình Mỹ, Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0911.261.261
- Email: samori.info@gmail.com