Cải tiến dây chuyền sản xuất ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm nhờ những lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Cải tiến dây chuyền giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cùng tìm hiểu thế nào là cải tiến, tối ưu hóa dây chuyền sản xuất trong bài viết này.
Cải tiến dây chuyền sản xuất là gì?
Cải tiến dây chuyền sản xuất là phương pháp tối ưu hóa các hoạt động của máy móc trong dây chuyền nhằm nâng cao hiệu suất sản xuất, giảm thiểu các công việc cho nhân công.
Ngoài ra, việc cải tiến máy móc dây chuyền sản xuất còn giúp nâng cao năng suất và hiệu suất hoạt động của máy, chất lượng sản phẩm. Cải tiến máy móc giúp giảm thiểu số lượng nhân công cần thiết trong sản xuất. Nhờ đó, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bên cạnh cải tiến máy móc, dây chuyền, việc bảo trì máy móc định kỳ cũng đóng vai trò không kém, giúp hệ thống máy móc hoạt động ổn định ở trạng thái tốt nhất, quy trình sản xuất được thực hiện liên tục, không bị gián đoạn do các sự cố máy móc.
Tầm quan trọng của việc bảo trì máy móc định kỳ
Việc bảo trì máy định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hiệu quả sản xuất. Bảo trì máy thường xuyên và cải tiến dây chuyền sản xuất là hai yếu tố không thể bỏ qua trong sản xuất, nhằm giúp nâng cao hiệu quả sản xuất.
Bảo trì máy có hai hình thức phổ biến là:
- Sửa chữa máy móc khi bị hư hỏng, trục trặc
- Bảo trì, bảo dưỡng máy móc định kỳ theo kế hoạch có hệ thống
Đa phần các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ quan tâm bảo trì máy khi máy xảy ra hư hỏng. Việc bảo trì máy móc định kỳ có vai trò rất quan trọng:
- Kịp thời phát hiện các hư hỏng của máy móc nếu có, sửa chữa kịp lúc, giúp phòng ngừa máy móc xảy ra các hư hỏng nghiêm trọng.
- Giúp máy móc hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
- Tối ưu hóa hiệu suất hoạt động động của máy.
- Giúp máy móc, thiết bị vận hành ổn định, an toàn.
Bên cạnh việc bảo trì máy thì bảo trì hệ thống điều khiển máy cũng vô cùng quan trọng, giúp cho hệ thống dây chuyền sản xuất được hoạt động ổn định hơn.
Máy đóng gói là gì? Quy trình bảo dưỡng, cải tiến dây chuyền máy đóng gói đúng cách
Máy đóng gói là những thiết bị đã được lập trình sẵn để hoàn thành một giai đoạn của quá trình đóng gói sản phẩm như máy niêm phong, máy bao bọc, máy đóng đai hay máy làm đầy,…
Máy đóng gói được cấu tạo từ nhiều bộ phận riêng biệt, có chức năng riêng. Tổ hợp các máy đóng gói tạo thành dây chuyền đóng gói sản phẩm.
Ngày nay càng có nhiều doanh nghiệp ứng dụng máy đóng gói trong việc cải tiến dây chuyền sản xuất. Việc sử dụng máy đóng gói tạo nên sự đồng bộ cho bao bì sản phẩm, giúp rút ngắn thời gian đóng gói, đạt năng suất cao trong sản xuất, giảm thiểu chi phí sản xuất và giảm số lượng nhân công.
Để dây chuyền đóng gói sản phẩm được hoạt động ổn định, bên cạnh việc cải tiến dây chuyền sản xuất, bạn cần bảo trì máy đúng cách. Dưới đây là quy trình bảo trì, sửa chữa máy đóng gói:
- Bước 1: Lập danh sách thiết bị, máy đóng gói của nhà máy. Việc lập danh sách giúp bạn thực hiện bảo trì dễ dàng, tránh bỏ xót máy.
- Bước 2: Kiểm tra lý lịch sửa chữa và bảo trì của từng máy. Việc lập lý lịch sẽ giúp bạn nắm được các hư hỏng từng có của từng máy và nguyên nhân gây ra hư hỏng, cách khắc phục. Từ đó bạn sẽ có phương án bảo trì phù hợp với từng máy.
- Bước 3: Lên kế hoạch bảo dưỡng và kiểm tra máy đóng gói hàng tháng. Từ bảng lý lịch sửa chữa mà người vận hành máy sẽ lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy hàng tháng, hàng quý và hàng năm
- Bước 4: Tiến hành bảo trì, sửa chữa từng máy theo kế hoạch. Kiểm tra bằng trực quan từng bộ phận, chi tiết máy để kiểm tra tình trạng hoạt động của máy, các sự cố máy móc nếu có. Sửa chữa máy đóng gói, thay thế linh kiện và điều chỉnh máy để máy luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
- Bước 5: Lập biên bản sửa chữa và dán ký hiệu lên máy để đánh dấu ngày sửa chữa, các hạng mục đã sửa chữa để theo dõi.
Những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng và cải tiến độ tối ưu hóa dây chuyền sản xuất
Bên cạnh đó, việc sử dụng máy móc đúng cách giúp máy ít hư hỏng, tăng tuổi thọ máy cũng là một trong những công đoạn quan trọng. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý trong quá trình sử dụng máy:
- Vệ sinh máy móc, bảo trì định kỳ giúp phát hiện các hư hỏng nếu có, sửa chữa kịp lúc.
- Vận hành máy đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Sử dụng máy đúng công năng và năng suất máy.
- Sử dụng đúng điện áp cho máy, tắt máy khi không sử dụng.
- Bảo trì dây chuyền sản xuất định kỳ.
Để nâng cao nâng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, việc cải tiến dây chuyền sản xuất là vô cùng quan trọng, nhằm giúp máy móc hoạt động tốt hơn, hiệu quả và chính xác hơn, cải tiến chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất.
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho khách hàng nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo trì máy móc định kỳ. “SAMORI” nhận bảo trì, sữa chữa máy móc theo yêu cầu.
Tham khảo thêm: Máy đóng gói
Samori chuyên cung cấp và phân phối máy đóng gói tự động chính hãng. máy đóng gói tự động dạng lỏng, máy đóng gói túi lớn, máy đóng gói sachet,…. Samori chuyên cung cấp máy đóng gói số 1 Tại Việt Nam
CÔNG TY CP CHẾ TẠO MÁY & TỰ ĐỘNG HÓA SÀI GÒN (SAMORI)
- Địa chỉ: 109 Hà Duy Phiên, Bình Mỹ, Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0911.261.261
- Email: samori.info@gmail.com